Danh thắng Ngũ Hành Sơn, điểm đến huyền bí cuốn hút du khách
Vị trí địa lý:
Khu du lịch thắng cảnh Ngũ Hành Sơn (gọi tắt là danh thắng Ngũ Hành Sơn) nằm ở phía đông nam thành phố Đà Nẵng, cách trung tâm thành phố khoảng 8 km. Phía Đông giáp biển Đông; Phía Tây giáp sông Cổ Cò; Phía Nam giáp khu dân cư phường Hòa Hải; Phía Bắc giáp khu dân cư phường Hòa Hải” có thể nói gọn hơn: “Phía Đông giáp Biển Đông; Phía Tây giáp sông Cổ Cò; Phía Nam và phía Bắc giáp khu dân cư phường Hòa Hải”. Cách không xa Sandy Beach Non Nuoc Resort, thuận tiện cho mọi du khách đến tham quan.
Khu danh thắng Ngũ Hành Sơn có vị trí địa lý hết sức thuận lợi: là điểm đến của du khách trên con đường di sản Miền Trung: Cố Đô Huế – Ngũ Hành Sơn – Phố cổ Hội An và Khu di tích đền tháp Mỹ Sơn, bên cạnh đó khu danh thắng còn có biển, có sông và núi rất thuận lợi cho việc khai thác và phát triển du lịch.
Không gian cấu trúc chùa chiền và hang động:
Ngũ Hành Sơn là quần thể gồm có 6 ngọn núi: Thủy Sơn, Kim Sơn, Hỏa Sơn (gồm có Dương Hỏa Sơn và Âm Hỏa Sơn), Thổ Sơn, Mộc Sơn.
Hòn Thủy Sơn nằm ở phiá đông bắc là núi đẹp nhất, du khách thường đến ngoạn cảnh gọi là Chùa Non Nước, phong cảnh hữu tình có thể nói núi Thủy sơn nằm dài từ đông sang tây rộng 15 ha, có nhiều Chùa được xây cất lâu đời, có động Thạch nhũ, có hai chùa đẹp chùa Tam Thai và chùa Linh Ứng, đường lên núi làm bằng từng cấp lót đá, trên đỉnh 3 ngọn núi mang tên là “Tam Thai” bởi vì nó giống như “Sao Tam Thai” tức là 3 ngôi sao làm thành cái đuôi của chùm sao Đại Hùng Tinh. Hòn Thủy Sơn gồm có 09 hang động, 5 chùa- tháp, Vọng giang đài và Vọng hải đài.
* Động:
Động Huyền Không trên bàn thờ có tượng Thiên-Y-A-na- Chúa Ngọc, ngày xưa người ta có tục lệ làm hai lễ đặc biệt được cử hành bằng đức tin là “cắt huyết gà để thề” những việc tranh cãi thề thốt không nói dối, trước những đấng siêu hình chứng giám xác quyết lời thề sự thật tuyệt đối, vĩnh viễn không nuốt lời thề, người ta lấy dao cắt cổ con gà trống cồ nhổ sạch lông và cái bát đựng huyết gà để thề, nếu ai nói sai sẽ chết như con gà. Nhiều người đến chùa cầu xin Thiên ân “cầu tự” cho những đàn bà chưa có con. Sau đó họ vào động Huyền Không uống nước từ thạch nhũ (các tục lệ trên ngày nay không còn như xưa nữa)
Động Âm Phủ nằm ở phía nam Thủy sơn du khách vào thăm hang động nầy thấy thiếu ánh sáng mặt trời. Càng đi vào sâu càng tối tăm hơn, nên có tên là Âm phủ có người nói rằng nếu đem những trái bưởi có đánh dấu bỏ vào đó mấy ngày sau sẽ thấy trôi ra biển có thể động nầy ăn thông ra biển.
Bên phải chùa theo các phiến đá lót phụ bước lên Vọng Hải Đài nhìn cảnh quan từ trên cao xuống bãi cát vàng và biển khơi mênh mông, xa thẳm, nhìn về hướng đông nam là đảo Cù Lao Chàm, những đàn hải yến bay lượn dưới bầu trời trong xanh). Một nhà thơ đất Quảng là Phạm Hầu từng viết bài thơ Vọng Hải đài rất nổi tiếng trong Phong trào Thơ Mới ở Việt Nam giai đoạn 1932-1945. Vua Minh Mạng được xem là “kiến trúc sư trưởng” của Khu danh thắng Ngũ Hành Sơn: chính Vua Minh Mạng đã lập nên Vọng Hải đài.
Động Linh Nham
Động Hoa Nghiêm
Động Vân Thông (động thông với mây)
Động Tàng Chơn (nằm sau chùa Linh Ứng, động chính giống như thung lũng nhỏ chiều dài 10 m ngang 7 m thoáng mát, nhờ thông lên trời qua cửa Thiên Long Cốc)
Động Thiên Long (hang của rồng và trời)
Động Thiên Phước Địa
Động Ngũ Cốc
* Hang gió:
Hang gió đông (Vân căn nguyệt quật)
Hang gió tây (Vân căn nguyệt quật)
* Chùa:
Chùa Tam Thai Ngôi chùa được xây dựng từ năm 1630. Tháng 4 năm 1826 nhà vua Minh Mạng ra lệnh đúc cho chùa 9 pho tượng và 3 qủa chuông lớn, chùa Tam Thai còn lưu giữ “quả tim lửa” và chiếc chuông khắc tên vua Minh Mạng. Chùa nayy được trùng tu lại năm 1946 và năm 1975. Sân chùa rộng giữa sân là tượng Phật Di Lặc đồ sộ, chung quanh nhiều cây kiểng loại bonsai và hoa sứ nhiều màu trắng vàng thoảng mùi hương, cuối sân là nhà phương trượng của tu sĩ và thầy trù trì, nơi đây chỉ có đá và chùa phương trượng, nhưng không có Sư phương trượng.
Chùa Tam Thai trải qua hơn 200 năm lịch sử với chất liệu nung, mật mía và vôi đường nhưng giờ đây nó được khang trang hơn bởi gạch ngói vững chắc do con người trùng tu lại năm 1907 vì trước đó bị một trận bão lớn làm hư hại. Chùa dựa vào ba thế núi là Hạ thai, Trung thai và Thượng thai, ba ngọn núi này sắp xếp giống ba ngôi sao trong chùm sao Đại Hùng Tinh, người dân thường gọi là sao cày.
Hiện giờ chùa còn giữ lại tấm kim bài hình quả tim lửa và một bức hoành phi có ghi lại bút tích của vua ban tặng. Trong khuôn viên chùa còn có khu hành cung, nơi một thời vua và quan triều Nguyễn đã từng ngụ du viếng cảnh, khi đến đây để lập đàn cầu quốc thái dân an. Đây là ngôi chùa được phong Quốc tự và là di tích Phật giáo lâu đời của Ngũ Hành Sơn.
Chùa Linh Ứng hướng ra biển, xây thời vua Minh mạng 1825 gọi Ứng Chân Tự đến đời vua Thành Thái 1891 đổi thành Linh Ứng Tự, có tượng lớn Đức Quan thế Âm bồ tát. Chùa Linh Ứng thờ Tam Thế Phật, chính giữa Phật Thích Ca, bên phải Di Lặc, bên trái Di Đà. Năm 1970 các Tăng ni, Phật tử Quảng Nam-Đà Nẵng xây lại chùa mới.
Chùa Linh Ứng thờ bài vị của trưởng lão Bửu Đài. Chùa Linh Ứng tọa lạc trên ngọn Thủy sơn, đây cũng là ngôi chùa cổ xoay mặt về hướng Đông nhìn thấy biển và lưng chùa tựa núi như tạo nên một sự vững chắc cho ngôi chùa. Chùa được xây dựng vào những năm nửa đầu thế kỷ XVII dưới thời vua cảnh Hưng Triều Lê, một vị tiền hiền hiệu Quan Chánh đến ẩn tu và lập ra một am nhỏ gọi là “Dưỡng Chơn Am” sau này thành một gian nhà tranh gọi là “Dưỡng Chơn Đường”.
Khi vua Gia Long đến viếng Ngũ Hành Sơn và cho xây dựng lại chùa phong quốc tự là “Ngự chế ứng chơn tự” do Bảo Đài đại sư trụ trì. Đến 1825, vua Minh Mạng cho xây dựng lại chùa bằng gạch ngói khang trang hơn và đổi tên thành “Ứng Chơn Tự”, rồi đến đời Thành Thái (1891) đổi tên thành “Linh Ứng Tự” và tên này được giữ nguyên cho đến nay.
– Chùa Tam Tôn
– Chùa Từ Tâm
* Tháp: Xá Lợi
Hòn Kim Sơn là hòn núi khiêm tốn nhất trong 6 ngọn núi kéo dài từ đông sang tây, sông Trường nối dài ra sông Đà Nẵng, có đò Bến ngự ngày xưa Vua chúa thường cập bến nơi đây để ngọan cảnh, qua thời gian biển dâu biến thành ruộng đồng, sông Trường có tên Lộ Cảnh Giang là sông Cổ Cò, đã bị vùi lấp biến thành ruộng hoặc hồ nước còn dấu tích của những đoạn sông chưa bị lấp kín.
Ở đây gồm có 02 chùa và 02 động:
-
Chùa Quán Thế Âm và động Quan Âm
-
Chùa Thái Sơn và động Tam Thanh
Chùa Quán Thế Âm hiện nay đang được mở rộng và có ngôi chùa bằng đá rất lớn, trong đó có Bảo tàng Văn hóa Phật giáo – Bảo tàng Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam nằm trong khuôn viên 700m2 của Chùa Quán Thế Âm; Hiện nay Bảo tàng đang trưng bày khoảng hơn 200 hiện vật kết tinh những giá trị văn hoá độc đáo gồm: Tượng Bồ tát Quan âm tống tử, Bổ tát Quan âm cưỡi long ngư, nhiều bộ linh tượng cổ như Thích Ca, Dược Sư, Di Lặc, Phật Bồ Tát Mật Tông, Quán Âm, Chămpa, Di Đà, các chuông đồng, Bộ trượng tám thế,…
Bên cạnh đó, hiện Chùa cũng đang lưu giữ nhiều hiện vật là những tượng Phật, mộc bản kinh Phật, Lư đồng thời xa xưa, đồ thờ cúng, … có niên đại từ thế kỷ VII, đến cuối thế kỷ XIX, XX…
Hòn Hỏa Sơn là Ngọn núi hướng về phiá tây nam sườn núi hiểm dốc hang động hoàn toàn im lặng, đối diện với hòn Kim Sơn, bên trái đường Sư Vạn Hạnh, trên dãy núi Hỏa sơn còn lại những đống gạch vụn từng mảnh hay đôi khi nguyên vẹn, trong những hố đá gạch sụp lở đó là di tích đền tháp của người Chiêm Thành. Hoả sơn nơi người ta khai thác lấy đá cẩm thạch.
Đá cẩm thạch non nước có nhiều vân, sắc đẹp hồng, xám, trắng, những loại đá khác nhau rất hữu ích cho công nghiệp, đá vụn để trãi đường, tô tường nhà. Hỏa Sơn có một hòn Âm và một hòn Dương, nối liền với nhau bằng một đường đá thiên tạo nhô cao hẳn lên.
Hòn Âm Hỏa Sơn nằm phía đông, gần đường Lê Văn Hiến, chóp núi tròn nhô lên cao hơn. Sườn núi có nhiều thớ đá nằm nghiêng và chạy nghiêng cắt ra từng đoạn, cây cối mọc ở các kẻ đá, ở mỏm núi phía đông có một cái hang thông từ sườn phía nam ra sườn phía bắc. Nhân dân địa phương thường đi theo đường này đến các hòn Kim Sơn và Thổ Sơn.
Hòn Dương Hỏa Sơn nằm ở phía tây. Ngày xưa, khi còn giao lưu được giữa Hội An và Đà Nẵng bằng đường thủy, ở đây có một bến sông, ghe thuyền đi về buôn bán vô cùng tấp nập. Trên bờ sông, sát chân hòn Dương Hỏa Sơn có khu miếu Ông Chài, hiện đã bị đổ nát. Tên dân dã “núi Ông Chài” có thể bắt nguồn từ đó. Tại một điểm cao trên sườn núi cheo leo, vách đá thẳng đứng, phía bắc Dương Hỏa Sơn nhìn về phía Kim Sơn, có ba chữ Hán lớn, nhìn từ xa rất rõ “Dương Hoả Sơn” và một dòng chữ nhỏ phải đến gần mới thấy : “Sắc Minh mạng thập bát niên thất nguyệt nhật cát lợi”. Gồm có 03 chùa, 4 hang, động.
Hòn Thổ Sơn là núi thấp nằm chính giữa có dạng vuông, cạnh không đều nhau, Thổ sơn không có phong cảnh đẹp chỉ có đất sét đỏ và đá cát lẫn lộn. Theo truyền thuyết Thổ sơn là nơi linh địa ngày xưa người Chiêm Thành đồn trú nơi đây, còn tìm thấy những nét về văn minh người Chiêm Thành điêu khắc vào đá như một cứ điạ từ đó xuất phát đi cướp phá các vùng biển có tàu buôn đi từ Trung hoa xuống đến vùng biển Mã lai. Thổ sơn thấp bao quanh những ngọn núi cao hơn. Ở hòn Thổ Sơn gồm có 04 chùa, 01 địa đạo:
* Chùa:
- Chùa Long Hoa
- Chùa Huệ Quang
- Chùa Hương Sơn
- Giác Hoàng Viên
* Địa đạo:
Địa đạo núi đá chồng
Hòn Mộc Sơn nằm phiá đông nam nằm song song với núi Thủy sơn . Tuy gọi là Mộc Sơn nhưng núi này rất ít cây cối, sườn núi dốc dựng đứng. Núi không có chùa chỉ có một khối đá cẩm thạch màu trắng người ta gọi khối đá này là “Cô Mụ” hay “Quan Âm”, dưới núi có một động nhỏ là Động Bà Trung.